Home / KHOA HỌC CÔNG NGHỆ / Dự án - công trình / Vài nét về hồ chứa nước Buôn Đức do Viện ĐT&KHƯD Miền Trung thiết kế (Xây dựng năm từ 2010-2013)

Vài nét về hồ chứa nước Buôn Đức do Viện ĐT&KHƯD Miền Trung thiết kế (Xây dựng năm từ 2010-2013)

1. Địa điểm xây dựng:  xã Eatrol, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên.
2. Nhiệm vụ công trình:
– Cung cấp nước tưới cho 500 ha đất nông nghiệp của đồng bào dân tộc Êđê.
– Cải thiện môi trường sinh thái và tạo cảnh quan du lịch.
3. Các thông số kỹ thuật chủ yếu
3.1.  Hồ chứa
– Cấp hồ chứa     :          III (TCXDVN285: 2002)
– Diện tích lưu vực (F)    : 27,10 km2
– Mực nước lũ kiểm tra P=0,2% (MNLKT) :  203,51 m
– Mực nước lũ thiết kế P=1,0% (MNLTK) : 202,77 m
– Mực nước dâng bình thường (MNDBT)  : 199,50 m
– Mực nước chết (MNC)    : 192,50 m
– Dung tích toàn bộ (Vtb)    : 4,276×106 m3
– Dung tích hữu ích (Vhi)    : 3,790×106 m3
– Dung tích chết (Vc)    : 0,486 x106m3
– Chế độ điều tiết     : Năm
3.2. Đập đất
– Kết cấu: Đập đất 1 khối đắp bằng vật liệu đất tại chỗ, chống thấm cho nền bằng chân khay kết hợp khoan phụt, tiêu nước thân đập kiểu kết hợp: “Ống khói cát” + Gối phẳng + Đống đá lăng trụ thoát nước hạ lưu. Tường chắn sóng bằng bê tông cốt thép. Gia cố mái thượng lưu bằng tấm bê tông cốt thép đổ tại chỗ. Mái hạ lưu trồng cỏ. Mặt đập đắp đất cấp phối.
– Cao trình đỉnh tường chắn sóng  :   204,60 m
– Cao trình đỉnh đập đất   :   203,80 m
– Chiều cao đập lớn nhất   :     19,60 m
– Chiều dài đỉnh đập đất   : 1345,00 m
– Bề rộng mặt đập    :        5,00 m
– Cơ đập     : TL và HL
– Cao trình cơ đập    :    197,00 m
– Bề rộng cơ     :         3,00 m
– Hệ số mái: + Thượng lưu  : 3,00 và 3,25
+ Hạ lưu   : 2,50 và 2,75
3.3. Tràn xả lũ
– Hình thức: Tràn tự do kết hợp với 4 khoang tràn có cửa van, ngưỡng tràn dạng thực dụng, nối tiếp là dốc nước, tiêu năng mũi phun.
– Cao trình ngưỡng tràn   : 199,50 m
– Bề rộng tràn nước    :    50,00 m
– Cột nước tràn thiết kế (HTK,p=1%) :     3,27 m
– Lưu lượng xả lũ thiết kế (Qxả p=1%) : 550,11 m3/s
– Cột nước tràn kiểm tra (HKT,p=0,2%) :     4,01 m
– Lưu lượng xả lũ kiểm tra (Qxả,p=0,2%) :          745,90 m3/s
– Chiều rộng dốc nước   :    40,00 m
– Chiều dài dốc nước   :             80,00 m
– Độ dốc dốc nước    :    10%
3.4. Cống lấy nước
– Hình thức: Cống tròn đặt trong thân đập, chế độ chảy có áp, van đóng mở hạ lưu.
– Kết cấu: Cống ống thép D800mm bọc BTCT M200 dày 25 cm.
– Cao trình đáy cống cửa vào  : 191,30 m
– Cao trình đáy cống cửa ra   : 190,55 m
– Chiều dài cống    :   85,00 m
– Lưu lượng thiết kế (QTK)   :     0,80 m3/s
3.5. Kênh tưới
– Kênh chính Đông dài 3.201m; kênh chính Tây dài 2.313m; 8 kênh cấp 1 với tổng chiều dài 6.780m.
– Lưu lượng thiết kế:
+ Kênh chính Đông:  0,32 m3/s;
+ Kênh chính Tây:  0,48 m3/s.
– Kết cấu: Mặt cắt chữ nhật, bê tông cốt thép M200.
3.6. Các hạng mục khác: Nhà quản lý và đường quản lý kết hợp dân sinh.
3.7. Cải tiến sơ đồ chông thấm cho nền đập

Do cấu tạo địa chất nền đập biến đổi phức tạp theo không gian 3 chiều, nên tuyến chân khay chống thấm nền đập được lựa chọn đi qua phần nền có tầng thấm mỏng, địa chất nền dưới đáy chân khay có khả năng chống thấm tốt. Tim chân khay không hoàn toàn trùng với tim đập mà gồm: đoạn bên phải dài 730m và đoạn bên vai trái dài 55m  trùng tim đập đất; chân khay đoạn đập cao và đi qua lòng suối chính có chiều dài 560m được đặt ở phía thượng lưu đập (Hình 1).
Với sơ đồ bố trí như vậy vừa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, thi công thuận lợi vừa giảm chi phí đầu tư xây dựng. Sau thời gian tích nước gần 3 năm, công trình hoạt động tốt, các chỉ tiêu thiết kế đều đảm bảo.

 

Hình 1: Sơ đồ tuyến chân khay chống thấm nền đập

4. Một số hình ảnh cụm công trình đầu mối

 
Hình 2: Toàn cảnh hồ chứa nước Buôn Đức ngày khánh thành (18/01/2014)


Hình 3: Đập đất và nhà quản lý nhìn từ vai phải (07/2014)

Hình 4: Ngưỡng tràn nhìn từ vai phải (18/01/2014)

Hình 5: Mũi phun cuối dốc nước tràn xả lũ (18/01/2014)

 Tháng 08 năm 2014
Sinh Thủy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *